fbpx
  • Ngõ 259 Chiến Thắng - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội
  • Hotline: 0335501111
0

Tủ quần áo nên dùng gỗ nào? Bật mí kinh nghiệm nên mua tủ quần áo loại gì tốt.

18/05/2021 -
2726 lượt xem

Có rất nhiều chất liệu làm tủ quần áo nhưng không phải chất liệu nào cũng phù hợp với gia đình bạn. Nếu bạn đang băn khoăn: nên mua tủ quần áo loại nào thì tốt, dùng tủ quần áo gỗ loại nào tốt?… Hãy cùng tìm ra đáp án cho riêng mình với sự trợ giúp từ Tuke.vn ngay bên dưới nhé!

Mục lục:

  1. Các chất liệu làm tủ quần áo bạn cần biết
  2. Tủ quần áo gỗ & loại gỗ nên chọn làm tủ quần áo
  3. Bật mí kinh nghiệm mua tủ quần áo loại nào tốt? Mua tủ quần áo phù hợp với gia đình bạn.
  4. Mua tủ quần áo ở đâu Hà Nội

1. Các chất liệu làm tủ quần áo bạn cần biết

Hiện nay có 4 loại chất liệu chính làm tủ quần áo, bao gồm: tủ quần áo gỗ, tủ quần áo nhựa, tủ quần áo nhôm/sắt, tủ quần áo vải. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua tủ quần áo loại gì, hãy xem kỹ bảng so sánh bên dưới nhé!

Bảng so sánh 4 loại chất liệu làm tủ quần áo

Đặc điểmTủ quần áo gỗTủ quần áo nhựaTủ quần áo nhôm sắtTủ quần áo vải
Trọng lượngNặngKhá nhẹNhẹRất nhẹ
Thẩm mỹTốt. Nhiều màu sắc,  kiểu dáng, vẻ ngoài sang trọng.Khá tốt. Bóng nhẹ, thường sử dụng cho phòng ngủ trẻ em, màu sắc dễ thương.Kém thẩm mỹ. Tủ nhôm chủ yếu dùng sơn dễ xước/ bong sơn.Tính thẩm mỹ không cao, khó lau chùi vệ sinh.  Tủ dễ ọp ẹp xiên vẹo.
Độ chịu lựcTốt. Có khả năng chứa nhiều áo quần, đồ đạc nặng.Khá tốt (tùy loại nhựa)Trung bình. Không chịu được đồ quá nặng và không treo được nhiều đồ do tấm nhôm mỏng, khả năng chịu lực kém.

Trung bình.

Tương tự tủ nhôm, vải mỏng có khả năng đỡ đồ, chịu lực kém.

Khả năng chống ẩmKhá. Nên sử dụng loại gỗ đã được xử lý để chống ẩm mốc, cong vênh tốt hơn.Tốt. Không ngấm nước, dễ lau chùi khi mốc bề mặt.Trung bình. Tủ nhôm có thể bị oxi hóa trong điều kiện ẩm ướt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tiên nghi khi sử dụng.Kém. Tủ vải không có khả năng chống chịu nước, dù không bị ẩm mốc nhưng vào mùa ẩm quần áo để tủ vải dễ bị ẩm, mùi hôi.
Giá thànhKhá cao. Từ 1.800.000đ/m2 trở lên (tùy loại gỗ)Trung bình. Từ 1.200.000đ/m2 trở lên (tùy loại nhựa)Rẻ. Khoảng dưới 2 triệu/mẫu tủ lẻ.Rất rẻ. Từ 200.000đ đến dưới 1.000.000đ/chiếc tủ
Tuổi thọCao. Từ 5 năm – 50 năm trở lên (tùy loại gỗ).  Tốt (nếu không để nhiều đồ nặng quá sức chứa của tủ). Từ 2 năm – 50 năm tùy loại nhựa.Khá. Từ 2 – 10 năm. Không nên chứa đồ quá sức chịu của tủ)Trung bình. Từ 2 – 5 năm.

 

chọn tủ quần áo

Tủ quần áo gỗ có khả năng chịu lực cao, chắc chắn cùng vẻ đẹp hiện đại. 

Hiện nay, hầu hết các gia đình dùng tủ quần áo nhựa do không có điều kiện đủ tốt để sử dụng tủ áo gỗ như: nhà ẩm mốc, ngân sách không đủ, nhà thuê thường xuyên di chuyển… Còn đối với các gia đình đã có cuộc sống ổn định, họ ưu tiên sử dụng tủ quần áo gỗ bởi sự chắc chắn, có thể chứa tất cả những đồ đạc dẫu nặng nhẹ của mình.

Nếu lựa chọn của bạn cũng là tủ quần áo gỗ, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tủ quần áo gỗ để tìm ra loại gỗ phù hợp với gia đình mình bên dưới nhé!

2. Tủ quần áo gỗ & loại gỗ nên chọn

“Nên chọn tủ quần áo gỗ loại gì: tủ quần áo gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp?” – Đây là câu hỏi gây tranh cãi nhiều nhất trong mỗi gia đình. Giải đáp cho câu hỏi này, điều đầu tiên bạn cần xác định đó là bạn thực sự muốn là gì: Độ bền “nồi đồng cối đá” của gỗ tự nhiên hay sự tiện nghi, bền tương đối của gỗ công nghiệp? Tất nhiên tủ càng bền thì chi phí sẽ càng cao tương ứng.

chọn gỗ làm tủ quần áo

Nếu bạn chọn tủ quần áo gỗ tự nhiên, hãy tránh một số loại gỗ giá rẻ dễ bị cong vênh, mối mọt như: gỗ xoan, bạch đàn, dâu da… Cụ thể như gỗ bạch đàn giá rẻ, rất dễ thi công nhưng dễ bị cong vênh mối mọt. Những loại gỗ này thậm chí rẻ hơn một số loại gỗ công nghiệp chất lượng, nhưng thời gian dùng tủ chỉ được vài năm, không bền và gây khó chịu khi sử dụng.

Nếu lựa chọn của bạn là gỗ công nghiệp, hãy tham khảo các loại gỗ chủ yếu được sử dụng làm tủ quần áo như: MFC thường, MFC lõi xanh (chống ẩm), MDF thường, MDF lõi xanh. Trong đó, MDF là loại gỗ có độ bền cao hơn, khả năng chống cong vênh tốt hơn. Chất liệu này thường là ưu tiên của nhiều gia đình khi làm tủ quần áo.

3. Bật mí kinh nghiệm mua tủ quần áo loại nào tốt? Mua tủ quần áo phù hợp với gia đình bạn.

Sau khi đã chọn được loại gỗ phù hợp, đã đến lúc bạn đi tìm chiếc tủ phù hợp với gia đình mình.

Một chiếc tủ quần áo tốt là chiếc tủ đủ bền; vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp với túi tiền và môi trường sống của gia đình bạn.

3.1. Chọn kiểu dáng tủ áo phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn

Mục đích của việc mua tủ quần áo chính là mang đến nơi trữ đồ tiện nghi cho phòng ngủ. Nếu bạn đơn thuần chỉ thấy đẹp,thấy  rẻ là mua thì chiếc tủ ấy về sau có thể sẽ khiến bạn thất vọng.

Đừng vội vàng, hãy trả lời những câu hỏi bên dưới để tìm ra nhu cầu thật sự của bạn với chiếc tủ quần áo gia đình nhé:

  • Hiện tại số lượng đồ đạc, áo quần cần cất giữ trong tủ quần áo của bạn là bao nhiêu, có nhiều không?
  • Số lượng đồ cần treo, đồ cần gấp, cần dự trữ trái mùa là bao nhiêu?
  • Tủ quần áo này chỉ dùng cho bạn, cho 2 vợ chồng hay cho cả em bé trong tương lai? Nếu làm tủ cho cả em bé trong tương lai thì số ngăn cần thêm là bao nhiêu?
  • Kích thước tủ áo nào thì vừa với căn phòng của bạn?

Sau cùng, bạn hãy thống kê ra số buồng, số ngăn kéo, số thanh treo cần thiết cho tủ quần áo của mình. Từ đó, bạn dễ dàng tra cứu giá thành, mẫu mã tủ áo trên Internet.

3.2 Tiếp theo, xác định ngân sách mua tủ quần áo

Sau khi đã có mẫu tủ cần làm, bạn cần so sánh tương quan giữa ví tiền của mình với giá thành của các đơn vị bán tủ quần áo hiện nay.

“Ví dụ, bạn đang có một khoản tầm 8.000.000đ cho một mẫu tủ quần áo 3 buồng. Số tiền này không thể mua được một chiếc tủ áo gỗ thịt loại tốt để 2 vợ chồng bạn yên tâm sử dụng. Lúc này, bạn có thể chuyển qua tìm hiểu và dùng tủ quần áo gỗ MDF chống ẩm chất lượng cao – loại tủ này chất lượng không thua kém tủ quần áo gỗ thịt là bao và độ bền cũng lên tới 20 năm sử dụng.”

Tham khảo mẫu tủ 3 buồng với mức giá khoảng 8 triệu đồng cho 2 vợ chồng.

Bạn có thể tham khảo thêm 1 vài đơn vị nữa để tìm mẫu, so sánh giá thành, ưu đãi. Tuy nhiên, đừng ham rẻ quá mà hãy kiểm chứng thêm về độ uy tín của đơn vị kinh doanh nữa nhé!

3.3. Chọn chất liệu tủ phù hợp với môi trường sống

Môi trường sống của bạn ảnh hưởng rất lớn đến độ bền, tuổi thọ của tủ quần áo. Một căn phòng không thoáng khí, dễ bị ẩm ướt sẽ khiến tủ áo dễ bị ẩm mốc, có mùi khó chịu. Một căn phòng bị nắng chiếu trực tiếp dễ làm tủ gỗ tự nhiên bị nứt, cong vênh…

Vậy nên hãy xem xét điều kiện môi trường nơi để tủ: ánh sáng, độ ẩm, độ thông thoáng của căn phòng để chọn chất liệu tủ phù hợp.

  • Nếu căn hộ của bạn thông thoáng, không lo ẩm ướt: bạn có thể dùng gỗ MFC, MDF thường để làm tủ áo. Giá thành loại này rẻ hơn so với gỗ lõi xanh chống ẩm.
  • Ngược lại, nếu căn phòng của bạn dễ ẩm do thời tiết: hãy ưu tiên sử dụng gỗ MDF chống ẩm cao cấp (hàng An Cường, Thái Lan nhập khẩu) để bảo vệ tủ quần áo của mình. Thêm vào đó, tuổi thọ của MDF lõi xanh cũng cao hơn MFC, MDF thường 5 – 10 năm sử dụng. Giá thành vì đó cũng nhỉnh hơn một chút.

4. Mua tủ quần áo gỗ công nghiệp ở đâu Hà Nội?

Muốn tủ bền thì không nên ham rẻ. Nhiều người tiêu dùng chỉ chăm chăm tìm nơi bán rẻ nhất để mua tủ. Tuy nhiên, cùng 2 mẫu tủ bề ngoài y hệt nhau lại có thể mang 2 chất lượng hoàn toàn khác nhau. Bởi tính chất của mỗi loại gỗ sẽ đem đến độ bền khác nhau cho tủ quần áo.

Vậy nên, là người tiêu dùng thông thái, chúng ta hãy chọn những đơn vị có uy tín để làm tủ quần áo. Một vài tiêu chí để đánh giá đơn vị đó có uy tín hay không, bạn có thể tham khảo:

  • Đơn vị có kinh nghiệm tối thiểu từ 5 năm trở lên.
  • Có cam kết bảo hành cho gỗ từ 2 năm trở lên, bảo hành phụ kiện tủ tối thiểu 1 năm
  • Có dịch vụ lắp tủ, bảo trì khi tủ quần áo có vấn đề.

Những yếu tố trên sẽ giúp bạn tránh mất nhiều chi phí khi tủ hỏng hóc, có vấn đề.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất thi công nội thất trên địa bàn miền Bắc. Tuke.vn là xưởng nội thất uy tín được hàng ngàn đơn vị kinh doanh/hộ gia đình tin dùng. Tại xưởng Tuke.vn, bạn có thể yên tâm mua được sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn, đo đạc làm tủ miễn phí tận nhà (khu vực nội thành Hà Nội).